Kính bảo hộ lao động và những điều bạn cần biết
Kính bảo hộ lao động là một trong những trang thiết bị bảo hộ quan trọng giúp bảo vệ đôi mắt của người lao động được an toàn. Vậy bạn đã hiểu về ưu điểm, cấu tạo hay các tiêu chuẩn về thiết bị bảo hộ này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về kính bảo hộ lao động qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu chi tiết về kính bảo hộ

Kính bảo hộ
Kính bảo hộ lao động là gì?
Kính bảo hộ được biết tới là một trong những thiết bị an toàn cá nhân cần thiết, được người lao động sử dụng để đảm bảo an toàn cho đôi mắt người dùng trong quá trình làm việc. Kính bảo hộ giúp đảm bảo an toàn cho người lao động trong trường hợp bị văng các mảnh vụn, hóa chất, bụi, nhiệt, tia lửa, ánh sáng mạnh trong quá trình hàn hay cắt kim loại.
Kính bảo hộ lao động thường được làm bằng chất liệu thủy tinh, nhựa, Trivex với độ trong suốt cao. Các loại kính làm từ thủy tinh được sử dụng để chống hóa chất; kính làm bằng Polycarbonate có độ bền cao được ưu tiên sử dụng trong việc chống va đập, tia cực tím, tia UV, UB.
Tầm quan trọng của kính bảo hộ lao động

Kính bảo hộ lao động giúp bảo vệ đôi mắt người dùng
Mắt vốn là bộ phận quan trọng trên cơ thể, giúp con người có thể nhìn được các vật dụng xung quanh. Khi mắt bị tổn thương có thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình làm việc và sinh hoạt của con người. Những nguy hiểm cho mắt có thể xảy ra trong quá trình làm việc mà bạn vô tình không sử dụng kính bảo hộ lao động.
Theo nhiều thống kê cho thấy, trên thế giới có rất nhiều vụ tai nạn liên quan tới mắt, trong đó có tới 10-20% trường hợp con người bị tai nạn và mù 1 phần hoặc vĩnh viễn. Do đó việc bảo vệ đôi mắt được an toàn là điều cần thiết.
Sử dụng kính bảo hộ an toàn sẽ giúp người dùng chống được các nguy hiểm trong quá trình làm việc như chống bụi, chống tia UV, chống hóa chất, chống đọng sương, va đập hay giọt bắn rất tốt. Như vậy người lao động cũng có thể an tâm và tập trung hơn trong quá trình làm việc mà không cần lo lắng tới các tác hại có thể ảnh hưởng tới mắt.
Cấu tạo của kính bảo hộ lao động

Cấu tạo của kính bảo hộ
Hiện nay kính bảo hộ thường gồm 2 bộ phận chính:
- Gọng kính: Được thiết kế ôm sát vào phần mặt, có trọng lượng nhẹ tạo cảm giác thoải mái, không gây nặng nề, khó chịu hay kích ứng cho da của người sử dụng.
- Tròng kính: Bộ phận này thường được làm từ chất liệu polycarbonate có độ dày khoảng 3mm, với đa dạng các công dụng như chống trầy xước, chống va đập, chống các loại hóa chất, đọng sương, chống tia lửa, tia cực tím…
Bên cạnh đó, trên từng chiếc kính bảo hộ lao động còn có thêm các kí hiệu về tiêu chuẩn, công dụng để người dùng có thể dễ dàng sử dụng kính vào các trường hợp cụ thể, đảo bảo đúng khả năng bảo vệ của loại kính đó.
Một số tiêu chuẩn quan trọng của kính bảo hộ lao động

Kính bảo hộ đạt các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và độ bền
Dưới đây là một số tiêu chuẩn về kính bảo hộ, đảm bảo các thiết bị này được chất lượng và an toàn với người sử dụng:
Tiêu chuẩn ANSI Z87.1
Đây là tiêu chuẩn về kính bảo hộ tới từ Hoa Kỳ với các yêu cầu về kính giúp giảm thiểu tối đa các chấn thương về mắt như chống va đập, chống bức xạ ion hóa, tránh tiếp xúc với các chất lỏng do văng bắn… Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này còn đòi hỏi về sự bền bỉ, thoải mái của kính cho người sử dụng và chống đọng sương.
Ví dụ: Kính bảo hộ lao động cần phải đảm bảo còn nguyên vẹn như ban đầu sau khi đã rơi từ độ cao 3m; phải chịu được các tác động của 1 viên bi thép có vận tốc 102mph với khoảng cách 150m, vận tốc 170mph từ khoảng cách 250m và vận tốc 205mph từ khoảng cách 300m.
Tiêu chuẩn EN 166
Tiêu chuẩn EN 166 bao gồm các yêu cầu tối thiểu về kính bảo hộ mắt như mắt kính không có các cạnh sắc nhọn, giảm thiểu cảm giác khó chịu hoặc bị thương cho người dùng trong quá trình sử dụng. Chất liệu tạo nên các loại kính bảo hộ phải là chất liệu an toàn cho da, không gây kích ứng.
Bất kỳ phần gọng kính hay dây đeo khi tiếp xúc với da, đầu người đeo cần phải đảm bảo rộng ít nhất 10mm, dây đeo có thể dễ dàng điều chỉnh được kích thước. Kính bảo hộ lao động cần phải đảm bảo không gây cản trở hoặc sai lệch tầm nhìn, có khả năng chống lại tia UV, có độ bền và khả năng chống nhiệt, chống ăn mòn tốt.
Bên cạnh đó, với tiêu chuẩn EN 166, kính bảo hộ cũng không bị vỡ vụn thành từng mảnh khi để một vật có tải trọng lên tới 10kg lên phần trung tâm mắt kính hoặc bị một viên bi thép bắn vào trung tâm của mắt kính. Kính cần phải có khả năng chịu được tiếp xúc với 1 viên bi nóng ở nhiệt độ khoảng 900 độ C và chịu được 500 đợt uốn.
Tiêu chuẩn EN 170

Kính bảo hộ có độ bền cao
Đây là tiêu chuẩn của châu Âu đối với kính bảo hộ lao động. Theo đó, các loại kính này phải có khả năng chống lại các tia cực tím, tia UV, tia UV giúp bảo vệ đôi mắt của người dùng, không bị giảm hay mất thị lực, đục thủy tinh thể.
Tiêu chuẩn EN 169
Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về kính hàn như khả năng truyền và bộ lọc chống lại tia cực tím, tia hồng ngoại, có khả năng chịu nhiệt tốt nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi làm các công việc liên quan tới lĩnh vực hồ quang điện, cắt tia plasma…
Tiêu chuẩn EN 175
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn để có thể bảo vệ đôi mắt của người sử dụng, chống lại bức xạ quang học, các rủi ro hay nguy hiểm trong quá trình hoạt động hàn, cắt, cơ khí….
Tiêu chuẩn Z 94.3
Tiêu chuẩn Z 94.3 yêu cầu về khả năng chống bắt lửa, tính dễ cháy, bộ lọc hàn, làm tối tự động, và chống lại các vật thể, hạt bay, chất lỏng văng tung tóe, các loại kim loại nóng chảy, chống lại tia cực tím hay tia hồng ngoại….
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về tầm quan trọng, cấu tạo và các tiêu chuẩn của kính bảo hộ lao động. Công ty Cổ phần An Thịnh HN hiện nay là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các loại kính bảo hộ lao động nói riêng và thiết bị an toàn lao động nói chung chất lượng, với mức giá hợp lý. Mọi thông tin thắc mắc khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0902.140.818 để được tư vấn chi tiết.